1. Cứu hộ thang máy là gì?
Thang máy được sử dụng cho các nhà cao tầng hay các trung tâm thương mại để phục vụ nhu cầu vận chuyển hàng hóa hoặc con người. Do nhu cầu vận chuyển đông nên thời gian phục vụ của thang máy hầu như là liên tục. Việc di chuyển liên tục này có thể khiến thang máy bị hư hỏng hoặc sự cố. Ngoài ra, trong quá trình sử dụng gặp phải các sự cố về điện cũng sẽ khiến thang máy ngưng hoạt động.
Sự cố thang máy thường gây hoang mang cho người sử dụng. Do đó, khi gặp sự cố thang máy cần thực hiện cứu hộ và tìm cách xử lý. Xử lý đúng quy trình sẽ giúp giữ được an toàn về người và tài sản. Do đó mọi người cần tìm hiểu và nắm được quy trình cứu hộ thang máy.
2. Hướng dẫn cứu hộ thang máy
Để thực hiện cứu hộ thang máy an toàn, thành công thì cần có sự phối hợp bởi các hành khách và nhân viên kỹ thuật. Mỗi người sẽ có nhiệm vụ khác nhau như:
– Đối với hành khách trong thang máy
Khi gặp sự cố thang máy thì hành khách bên trong cần bình tĩnh và thực hiện các hướng dẫn sau:
- Bấm chuông gọi cứu hộ trên bảng điều khiển để thông báo.
- Bấm nút Telecom hoặc dùng điện thoại cá nhân để liên hệ đến số hotline có in bên trong thang máy.
- Giữ bình tĩnh và trấn an mọi người bên trong.
- Không được tự ý cạy, phá cửa hoặc chen lấn xô đẩy.
– Đối với nhân viên trực phòng điều khiển thang máy
Những nhân viên trực phòng máy cần luôn quan sát hoạt động của thang máy qua camera và thực hiện các hướng dẫn sau:
- Khi có người thông báo cần thực hiện tiếp nhận ngay.
- Thực hiện tìm hiểu tình trạng cabin như số thang, số tầng, số người trong thang máy,…
- Thực hiện trấn an hành khách khi chờ đợi đội cứu hộ đến.
- Liên hệ với bộ phận kỹ thuật, an ninh để thông báo sự cố và thực hiện yêu cầu hỗ trợ.
– Đối với nhân viên kỹ thuật toà nhà
Các nhân viên kỹ thuật toà nhà sau khi nhận được thông báo của nhân viên trực phòng thì cần thực hiện theo hướng dẫn sau :
- Chuẩn bị:
- Chuẩn bị các công cụ: 02 đèn pin, 02 bộ đàm, 1 thang chữ A có chiều dài tối thiểu 1,5m.
- Các dụng cụ cần thiết để cứu hộ: chìa khóa, dụng cụ phá cửa, tay quay puly cáp thang máy,…
- Thực hiện: Đội cứu hộ được chia thành 02 nhóm. Mỗi nhóm gồm 1 nhân viên cứu hộ và 01 nhân viên kỹ thuật. Mỗi nhóm sẽ có nhiệm vụ khác nhau như sau:
- Nhóm 1: Thực hiện di chuyển đến cabin gần nhất để xác định chính xác vị trí mắc kẹt. Nhóm 1 có nhiệm vụ trao đổi và trấn an khách hàng bị kẹt bên trong thang máy.
- Nhóm 2: Thực hiện di chuyển đến phòng máy để tắt nguồn điện. Sau khi tắt nguồn điện sẽ thông báo với nhóm 1 và di chuyển đến vị trí kẹt để cùng nhóm 1 xử lý.

3. Quy trình thực hiện cứu hộ thang máy
Quy trình cứu hộ thang máy được thực hiện với các bước khác nhau tùy thuộc vào trường hợp sự cố xảy ra. Một số trường hợp phổ biến gồm:
– Trường hợp 1: Cabin thang máy ở vị trí bằng tầng, cao hoặc thấp hơn mặt sàn 0,6m
Đối với trường hợp này thì việc cứu hộ sẽ diễn ra nhanh chóng và có mức độ an toàn cao. Nhân viên cứu hộ sẽ dùng chìa khóa để mở cửa cabin và hỗ trợ đưa hành khách ra ngoài.
– Trường hợp 2: Cabin thang máy ở vị trí giữa tầng
Đối với trường hợp này thì nhóm 1 và nhóm 2 cần hỗ trợ ăn ý để thực hiện cứu hộ theo quy trình sau:
- Thống nhất phương án cứu hộ giữa nhóm 1 và 2.
- Nhóm 2 thực hiện lắp tay quay và tay đòn để di chuyển cabin thang máy. Sau khi lắp xong sẽ thông báo cho nhóm 1 để thực hiện nhả phanh và quay puly.
- Nhóm 1 thực hiện nhả phanh và quay puly di chuyển cabin. Các nhân viên an ninh hỗ trợ và quan sát. Khi vạch sơn trên cáp tải đã trùng với bang máy thì ra tín hiệu dừng lại. Sau đó thực hiện thông báo cho nhóm 1 để dừng lại.
- Nhóm 1 xác nhận thông tin và tiến hành mở cửa cứu hộ hành khách ra ngoài.
– Trường hợp 3: Cabin thang máy bị kẹt không di chuyển
Đối với trường hợp này thì việc thực hiện cứu hộ được thực hiện theo quy trình sau:
- Nhóm 2 thực hiện tháo tay đòn, tay quay ra khỏi động cơ của thang máy.
- Nhóm 1 thực hiện dỡ toàn bộ tải trên nóc cabin xuống.
- Hai nhóm sau khi hoàn thành các công việc thì thông báo với nhau qua bộ đàm để nắm thông tin.
- Nhóm 1 thông báo với khách hàng không được di chuyển và yêu cầu khách hàng bình tĩnh đợi cứu hộ. Sau đó thực hiện mở cửa cabin gần nhất và di chuyển vào mở cửa trên nóc cabin. Sau khi cửa được mở thì đưa khách hàng ra ngoài.
– Trường hợp 4: Cabin không di chuyển do cân bằng đối trọng
Đối với trường hợp này thì quy trình cứu hộ sẽ được thực hiện như sau:
- Nhóm 2 thực hiện tháo đòn khỏi động cơ và thông báo cho nhóm 1 khi đã hoàn tất.
- Nhóm 1 chất theo vật nặng lên nóc cabin và thông báo cho nhóm 2 khi đã hoàn tất.
- Nhóm 2 thực hiện các bước tiếp theo giống trường hợp 2 (cabin thang máy ở vị trí giữa tầng).
Lưu ý: Trong cả 4 trường hợp trên thì sau khi đưa được hành khách ra ngoài, bộ phận kỹ thuật cần kiểm tra lại toàn bộ thang máy, sau đó khởi động lại. Nếu thang máy tiếp tục bị hư hại thì cần ngừng hoạt động để sửa chữa, bảo trì trước khi đưa vào hoạt động trở lại.
🌟Rolex Elevator – Giữ vững chất lượng thang máy của bạn🌟
📞 Liên hệ ngay để có thang máy kính inox vân gỗ tuyệt vời cho không gian của bạn! 📞
Để tìm hiểu thêm về việc lắp đặt sửa chữa thang máy hãy liên hệ chúng tôi ngay!!!
Fanpage :Thang máy Rolex
Website: Thang máy Rolex
HotLine:09 1900 8436